Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách KNTT - Bài: Ôn tập cuối học kì I

doc 7 trang Bình Lê 16/02/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách KNTT - Bài: Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách KNTT - Bài: Ôn tập cuối học kì I

Kế hoạch bài dạy Toán 8 Sách KNTT - Bài: Ôn tập cuối học kì I
 Ngày giảng 8A://2023
 8B:://2023
Tiết  
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về đơn thức, đa thức, phép cộng và phép trừ đa thức, phép nhân đa thức, phép chia đa thức cho đơn thức, hằng đẳng thức đáng nhớ và ứng dụng, phân tích đa thức thành nhân tử, dữ liệu và biểu đồ 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà mà giáo viên giao trong tiết trước và các bài tập tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn sơ đồ tư duy và các bài tập được giao.
* Năng lực Toán học: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được sự đúng sai trong phát biểu của bạn
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Học sinh vận dụng được 7 hằng đẳng thức đáng nhớ vào tính toán, phân tích đa thức thành nhân tử.
- Thu thập và phân loại dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ. Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn tập lại các phép tính về đa thức nhiều biến và bảy hằng đẳng thức đáng nhớ, dữ liệu và biểu đồ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cần nhớ về số và đại số ở học kỳ I
b) Nội dung: Tổng hợp kiến thức cần nhớ về đại số trong học kỳ I
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
 + Nhắc lại khái niệm về đơn thức, đơn thức đồng dạng
+ Nhắc lại khái niệm về đa thức một biến
+ Muốn cộng (hay trừ) hai đa thức ta làm thế nào ? 
+ Muốn nhân đơn thức với đa thức ta làm thế nào ?
+ Muốn nhân một đa thức với một đa thức ta làm thế nào ?
+ Muốn chia đa thức A cho đơn thức B ta làm thế nào ?
+ Nhắc lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
+ Có mấy phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử? Nêu tên từng phương pháp
- GV giới thiệu cách phối hợp nhiều phương pháp
+ Cách thu thập và phân loại dữ liệu ?
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của giáo viên
- HS: Hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ
HS1:Viết 4 hằng đẳng thức đầu
Hs2:Viết 3 hằng đẳng thức sau
HS:Còn lại cùng viết vào vở 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
* Báo cáo kết quả.
- HS: đứng tại chỗ trả lời.
- HS còn lại nghe, nhận xét bạn trình bày
* Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức 
- Gv:Lưu ý cho Hs 
+ Cần tránh sự nhầm lẫn tên gọi giữa các hằng đẳng thức
+ Trước khi phân tích 1 đa thức thành nhân tử phải quan sát kĩ các hạng tử của đa thức xem có gì đặc biệt để áp dụng phương pháp thích hợp vào phân tích
:
I. Đa thức
1.Đơn thức:
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.
Số 0 được gọi là đơn thức không.
Câu 1: Trong các biểu thức đại số sau, biểu thức nào đơn thức?
A. ; B. ; 
C. ; D. 
 Đáp án: B. 
2. Đa thức:
Đa thức là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Câu 2: Bậc của đa thức x2y2 + xy5 - x2y4 là:
A. 6 ; B. 7 ; C. 5 ; D. 4
 Đáp án: A
3. Phép cộng và phép trừ đa thức
Muốn cộng (hay trừ) hai đa thức ta nối hai đa thức đã cho bởi dấu “+” (hay dấu “-“ ) rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đa thức nhận được
Câu 3: Cho hai đa thức G(x) = 2x + 7 và H(x) = 3x +6. Tính G(x) + H(x).
A. −x + 1; B. 5x + 13; C. 5x + 1; D. x − 1.
 Đáp án: B
4. Phép nhân đa thức
- Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
- Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các kết quả với nhau.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng:  (x3−2x)(x+3)=
A.x4+3x3−2x2+6x; B.x4+3x3−2x2−6x
C.x4+3x3+2x2+6x; D.x4+3x3−2x2+6x
 Đáp án: B
5. Phép chia đa thức cho đơn thức 
- Muốn chia đa thức A cho đơn thức B, ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Câu 5: Thương của phép chia 
(-12x4y + 4x3 – 8x2y2) : (-4x2) bằng
A. -3x2y + x – 2y2 ;      B. 3x4y + x3 – 2x2y2
C. -12x2y + 4x – 2y2 ;   D. 3x2y – x + 2y2
Đáp án: D
II. Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
1, (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
2, (A - B)2 = A2 - 2AB + B2
3, A2 - B2 = (A + B)(A - B)
4, (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
5, (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
6, A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
7, A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
III.Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
1. Đặt nhân tử chung
 2. Dùng hằng đẳng thức
3. Nhóm hạng tử
IV. Dữ liệu và biểu đồ 
1. Thu thập và phân loại dữ liệu
- Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm.
- Phân loại dữ liệu 
+ Dữ liệu là số (số liệu):Số liệu rời rạc, số liệu liêm tục
+ Dữ liệu không là số: không thể sắp thứ tự, có thể sắp thứ tự, 
2. Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ
Biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ cột kép, biểu đồ hình quạt tròn
2. Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ

2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS vận dụng được lý thuyết các phép toán về số hữu tỉ, số thực vào thực hiện các bài toán tính toán, tìm x
vẽ được biểu đồ đoạn thẳng đê minh họa dữ liệu
b) Nội dung: Làm các bài tập từ giáo viên giao trong tiết trước và bài tập bổ xung.
c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập đã giao và bài tập bổ xung.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập Bài 1.Cho các đơn thức
; ; ; 
Hãy cho biết hệ số, phần biến và bậc của nó
Bài 2: Thu gọn và tìm bậc của đa thức: 
Bài 3: Tính hiệu của hai đa thức:
 và 
Bài 4:Làm tính nhân: 
Bài 5:Thực hiên phép chia
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của giáo viên
-GV quan sát hướng dẫn HS thực hiện niệm vụ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả (bài 1, bài 2 báo cáo cá nhân, bài 3, bài 4, bài 5 báo theo nhóm)
HS nhận xét đánh giá chéo lẫn nhau
GV có thể yêu cầu học sinh nêu cách làm khác đối với bài 1 và bài 2
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm các bài tập
 Bài 1.phân tích đa thức thành nhân tử
 a) 5x - 20y 
 b) x(x + y) - 5x - 5y 
Bài 2: phân tích đa thức thành nhân tử
a) x2 - 9 
b) 6x - 9 - x2 
Bài 3: phân tích đa thức thành nhân tử
a) x2 - x - y2 - y 
b) x2 -2xy + y2 - z2 
Bài 4:phân tích đa thức thành nhân tử
a) x4 + 2x3 + x2 
b) x2 + 5x - 6 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của giáo viên
-GV quan sát hướng dẫn HS thực hiện niệm vụ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh làm bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của giáo viên
-GV quan sát hướng dẫn HS thực hiện niệm vụ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức 

I. Đa thức
Bài 1.Cho các đơn thức
; ; ; 
Hãy cho biết hệ số, phần biến và bậc của nó
Giải:
- Đơn thức có hệ số là -8, phần biến là và bậc là 4
- Đơn thức có hệ số là 12,75, phần biến là và bậc là 3
- Đơn thức có hệ số là 2, phần biến là và bậc là 6
- Đơn thức có hệ số là , phần biến là và bậc là 1
Bài 2: Thu gọn và tìm bậc của đa thức:
Giải 
 Đa thức có bậc là 2
Bài 3: Tính hiệu của hai đa thức:
 và 
Giải:
Bài 4:Làm tính nhân: 
Bài 5:Thực hiên phép chia
II.Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
1. Đặt nhân tử chung
 a) 5x - 20y = 5(x - 4y)
 b) x(x + y) - 5x - 5y 
 = x(x + y) - (5x + 5y)
 = x(x + y) - 5(x + y) 
 = (x + y)(x - 5)
2. Dùng hằng đẳng thức
a) x2 - 9 = x2 - 32 = (x + 3)(x - 3)
b) 6x - 9 - x2 = - (x2 - 6x +9) = - (x - 3)2
3. Nhóm hạng tử
a) x2 - x - y2 - y = (x2 - y2) - (y + x)
 = (x + y)(x - y) - (y + x)
 = (x + y)(x - y - 1)
b) x2 -2xy + y2 - z2 = (x2 - 2xy +y2) - z2
 = (x - y)2 - z2 = (x - y - z)(x - y + z)
4. Phối hợp nhiều phương pháp
a) x4 + 2x3 + x2 = x2(x2 + 2x + 1) 
 = x(x + 1)2
b) x2 + 5x - 6 = x2 - x + 6x - 6
 = x(x - 1) + 6(x - 1)
 = (x - 1)(x + 6)
III. Dữ liệu và biểu đồ 
Bài tập: Bảng thống kê sau cho biết số lượng học sinh của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường
8A
8B
8C
8D
Câu lạc bộ




Thể thao
8
12
10
5
Nghệ thuật
16
4
8
8
a) Lựa chọn và vẽ biểu đồ để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp
b) Lựa chọn và vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này
Giải:
a) 
b) Bảng thống kê tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này

8A
8B
8C
8D
Lớp




Tỉ lệ %
34
23
25
18

3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về đa thức
b) Nội dung: Bài tập làm thêm:
Bài tập 1: Bạn Thành dùng một miếng bìa hình chữ nhật để làm một chiếc hộp (không nắp) bằng cách cắt bốn hình vuông cạnh x centimét ở bốn góc (H.1.3) rồi gấp lại. Biết rằng miếng bìa có chiều dài là y centimét, chiều rộng là z centimét.
Tìm đa thức (ba biến x, y, z) biểu thị thể tích của chiếc hộp. Xác định bậc của đa thức đó.
c) Sản phẩm: - HS tự giải quyết vấn đề và liên hệ được thực tế
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giao bài tập gắn với thực tế 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Giáo viên hướng dẫn HS: hoạt động theo nhóm 4 (hai bàn thành một nhóm)
- HS thực hiện nhiệm vụ được giao
GV quan sát giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
HS các nhóm nhận xét đánh giá chéo lẫn nhau:
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức
Bài tập 1: 
Chiều dài của đáy chiếc hộp là:  
Chiều rộng của đáy chiếc hộp là:  
Chiều cao của chiếc hộp là 
Đa thức biểu thị thể tích của chiếc hộp là:
Đa thức có bậc là 3.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì I để chuẩn bị kiểm tra học kì I
- Làm bài tập sau:
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 3xy.5x2y3
b) xy2(x2 + xy + 5)
c) (8x2y3 - 12x3y2 + 4xy) : 2xy
d) (x3 + x2 - x + 15) : (x + 3)
Bài 2: Phân tích đa thức thành nhân tử
a) 2x3y2 + 4xy - x2y - 2
b) x2 - 2xy + y2 - 4x2
c) x3 + 5x2 + 8x + 4

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_toan_8_sach_kntt_bai_on_tap_cuoi_hoc_ki_i.doc