Kế hoạch giáo dục Mầm non - Chủ đề 1: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2023-2024

docx 15 trang Bình Lê 16/11/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giáo dục Mầm non - Chủ đề 1: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục Mầm non - Chủ đề 1: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2023-2024

Kế hoạch giáo dục Mầm non - Chủ đề 1: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2023-2024
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỂ NHÁNH 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
Thực hiện từ ngày 26/02/2024 đến ngày 01/03/2024.
KẾ HOẠCH TUẦN 1:
Thời gian/hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, thể dục sang
* Đón trẻ: Cô quan tâm đến sức khỏe của trẻ. Nhắc trẻ cách sử dụng những từ chào hỏi lễ phép phù hợp tình huống; thực hiện đúng các nề nếp đầu giờ khi đến lớp.
* Thể dục sáng:
- Khởi động: Cho trẻ đi nhanh, chậm. theo hiệu lệnh.
- Trọng động: Tập thể dục theo nhạc: 
+ Hô hấp: Gà gáy, thổi nơ bay. 
+ Tay: Đưa 2 tay ra trước sang 2 bên.
+ Chân: Quay sang trái, quay sang phải kết hợp tay hống hông.
+ Bụng: Đưa lần lượt từng chân sang ngang. 
+ Bật: Nhảy lên

Hoạt động học
LĨNH VỰC: PTTC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:
- VĐCB: Chạy chậm 100m.

LĨNH VỰC: PTNN
LÀM QUEN VĂN HỌC
Thơ:
 Cô dạy con
LĨNH VỰC: PTNT
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Tìm hiểu một số PTGT đường bộ.
LĨNH VỰC: PTTM
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
-NDTT: Hát, vỗ tay theo TTKH “Em đi qua ngã tư đường phố.
- Nghe hát : Đường em đi
LĨNH VỰC: PTNN
LÀM QUEN CHỮ CÁI
Làm quen chữ cái h, k
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc phân vai: Chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ.
- Góc xây dựng: Xây dựng gara ô tô.
- Góc Thư viện: Xem tranh ảnh sách báo về các PTGT đường bộ.
- Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh, xé dán các PTGT đường bộ. Hát múa các bài hát trong chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

Chơi ngoài trời
- Quan sát xe đạp
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do.
- Quan sát xe máy
- TCVĐ: Thi ai nhanh
- Chơi tự do.
- Quan sát ô tô
 - TCVĐ: Ô tô về bến
- Chơi tự do.
- Quan sát đồ chơi ngoài trời.
- TCVĐ: Máy bay
- Chơi tự do.
- Quan sát thời tiết trong ngày.
- TCVĐ: Gió thổi
- Chơi tự do.
 Ăn ngủ
 Tập làm một số công việc tự phục vụ bản thân trong ăn, ngủ.

Hoạt động chiều
- Thực hành vở chủ đề.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày.
- Trẻ thực hành rửa tay.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày.
- Ôn các bài thơ đã học
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày.
- Lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối tuần.

Vệ sinh - trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, sát khuẩn tay
- Nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang trên đường về nhà, trẻ chào ông bà, bố mẹ. Chào cô giáo, các bạn.
Vệ sinh khử khuẩn đồ chơi, nền nhà, khu vực vệ sinh

KẾ HOẠCH CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
DỰ KIẾN GÓC CHƠI
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
- Góc phân vai: 
Chơi bán hàng, nấu ăn, bác sỹ.
- Góc xây dựng: 
Chơi xây dựng gara ô tô.
- Thư viện: 
Xem sách, truyện về các PTGT đường bộ.
- Góc âm nhạc, nghệ thuật: Tô màu, vẽ tranh PTGT đường bộ. Hát múa các bài hát trong chủ đề
- Góc học tập:
Xem tranh ảnh, trò chuyện về PTGT đường bộ.
+ Ôn chữ cái, số.

- Trẻ vào đúng góc chơi, thể hiện được vai chơi. 
- Trẻ biết lựa chọn nguyên, vật liệu phù hợp để xây dựng gara ô tô.
- Biết phối hợp cùng nhau để hoàn thành công trình.
- Rèn kỹ năng mở sách cầm sách đúng chiều.
- Biết trò chuyện thỏa luận cùng trẻ về nội dung của tranh.
- Gọi tên , nhận biết đặc điểm, ích lợi.... của một số PTGT đường bộ.
- Trẻ biết cách tô màu bức tranh
- Biết tô màu, vẽ hoàn thiện bức tranh.
- Nói đước tên sản phẩm của mình
- Trẻ hứng thú xem và trò chuyện về nội dung bức tranh.
- Nhận biết được chữ cái đã học.
- Đồ chơi nấu
ăn, búp bê, các
loại hoa, quả,
cây xanh, PTGT đường bộ.
- Hàng rào, cây
xanh, cây hoa, PTGT
- Tranh ảnh,
sách báo, hình
ảnh về các PTGT đường bộ.
- Bút màu, tranh vẽ các PTGT đường bộ.
- Dụng cụ âm nhạc.
- Tranh, ảnh Thẻ chữ cái, chữ số.
1. Ổn định tổ chức:
Cô tập trung trẻ cùng trẻ hát, múa, đọc thơ, chơi trò chơi về các PTGT đường bộ và đàm thoại chủ đề.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thoả thuận chơi
- Cô giới thiệu chủ đề chơi, cho trẻ kể tên các góc chơi và các trò chơi ở các góc. 
- Cô giới thiệu lại các góc chơi, và trò chơi ở các góc, thăm dò ý định chơi của trẻ.
- Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích. 
- Trong quá trình chơi: Cô bao quát chung và nhập vai chơi cùng trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi, quan tâm đến những trẻ nhút nhát.
* Hoạt động 3: Nhận xét
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ ngay trong quá trình chơi.
- Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm góc chơi của trẻ. Cô nhận xét.
3.Kết thúc: 
- Cô nhận xét và cho trẻ chơi ở góc nào cất đồ chơi về đúng góc đó gọn gàng, ngăn nắp. 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIỜ ĂN, NGỦ CHO TRẺ
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU
CHUẢN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
* HĐ Ăn:
* HĐ Ngủ:
- Trẻ biết tên một số món ăn trong bữa ăn.
- Biết tác dụng các loại thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Trẻ biết mời cô, mời bạn trong khi ăn.
- Biết rửa tay trước khi ăn.
- Biết tự xúc cơm gọn gàng, sạch sẽ.
- Ăn hết xuất, ăn đa dạng các loại thức ăn.
- Trẻ ăn hào hứng, không nói chuyện trong khi ăn.
-Trẻ biết ý nghĩa của giấc ngủ.
- Rèn thói quen nề nếp ngủ đúng giờ cho trẻ.
- Trẻ ngoan, nề nếp.
- Trẻ biết giấc ngủ rất quan trọng với sức khoẻ.
- Rèn thói quen nề nếp ngủ đúng giờ cho trẻ.
- Trẻ ngoan, nề nếp, không nói chuyện, đùa nghịch trong khi ngủ.
- Bàn ghế
- Bát, thìa
- Rổ con, khăn lau
- Đĩa
- Yếm
- Sạp ngủ, chiếu
- Chăn, gối
* Hoạt động 1: Trước khi ăn
- Cô hướng dẫn trẻ cùng kê bàn ghế, rửa tay bằng xà phòng theo quy trình các bước rửa tay.
- Hướng dẫn trẻ chuẩn bị khăn lau miệng, đĩa để cơm rơi.
- Cô cùng trẻ chia cơm và thức ăn cho các bàn.
- Cô giới thiệu các món ăn, cách chế biến, lợi ích của việc ăn đủ chất.
- Nhắc cô mời trẻ, các bạn trước khi ăn, nề nếp trong khi ăn (không nói chuyện, cười đùa)
* Hoạt động 2: Trong khi ăn
- Cô tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết xuất.
- Cô quan tâm đến những trẻ ăn châm, biếng ăn, mới ốm dậy.
* Hoạt động 3: Sau khi ăn
- Cô hướng dẫn trẻ xếp bát thìa. Nhắc trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước sau khi ăn.
* Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi cho trẻ ngủ
- Cô nhắc trẻ vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ lấy chăn, gối và nằm đúng chỗ của mình.
- Nhắc nhở trẻ nề nếp trong khi ngủ.
* Hoạt động 2: Khi trẻ ngủ
- Cô mở nhạc nhẹ nhàng đưa trẻ vào giác ngủ. Quan sát, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ.
* Hoạt động 3: Sau khi trẻ thức dậy
- Cô đánh thức trẻ dậy từ từ, sau khi trẻ tỉnh cô nhắc trẻ đi vệ sinh.
Thứ hai 26/02/2024
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TÔ CHỨC THỰC HIỆN
* HĐ HỌC:
Lĩnh vực PTTC
- Phát triển vận
động:
+ VĐCB: chạy chậm 100m
+ TCVĐ: Kéo co.
*Chuyển tiếp
*Chơi, hoạt động góc. 
* Chơi ngoài trời:
 - Quan sát xe đạp
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do.
* Hoạt động
chiều
- Thực hiện vở chủ đề.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương.
- Vệ sinh - trả trẻ.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động cơ bản.
 -Trẻ biết chạy chậm với chiều dài từ 100m.
2. Kỹ năng:
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
- Rèn kỹ năng phối hợp cho trẻ. Kỹ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên.
- Trẻ chú ý quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi của xe đạp.
- Biết tên trò chơi, cách 
chơi và luật chơi.
- Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế.
- Biết thực hiện vở chủ đề. 
- Hứng thú vào hoạt động.
- Trẻ chơi vui vẻ, ngoan ngoãn.
- Biết nêu gương bạn ngoan
1. Đồ dùng của cô:
- GA ĐT
- Máy tính
- Xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ:
 - Vạch đích, vạch xuất phát.
- Dây kéo.
- Xe đạp
- Mô hình ô tô
- Mũ chim sẻ
- Sân chơi sạch
sẽ.
- Vở chủ đề 
 “PTGT”
- Bút sáp

1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ cùng chơi trò chơi “Oẳn tù tì” và đàm thoại chủ đề.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cả lớp làm đoàn tàu đi các kiểu theo hiệu lệnh của cô trên nền nhạc bài “Đường em đi”
2.2. Hoạt động 2: Trọng động
a. BTPTC: Cho trẻ tập các động tác tay, chân, bụng, bật trên nền nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
b. VĐCB: Chạy chậm 100m.
- Cô giới thiệu tên bài tập vận động: “Chạy chậm 100m”
- Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu, cô nhận xét.
- Cô làm mẫu và phân tích động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có khẩu lệnh “Chuẩn bị”, người cúi xuống chân co chân thẳng hai tay chống bằng nhau trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Chạy” bắt đầu đẩy chân sau lấy đà và chạy về phía trước với tốc độ chậm. Khi chạy mắt hướng về phía trước và chạy thẳng về phía trước.
- Trẻ thực hiện: 
+ Cho trẻ xếp 2 hàng thực hiện 2 lần. Cô chú ý sửa sai. 
+ Tổ thi đua. Cô nhận xét.
c. TCVĐ: Kéo co
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho cả lớp đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân.
3. Kết thúc: Cô nhận xét, cho trẻ nhẹ nhàng vào lớp.
* Trẻ chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
* Thực hiện theo KH tuần.
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhắc nhở trẻ nề nếp khi ra sân.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Quan sát xe đạp
- Cô cùng trẻ quan sát, nhận biết đặc điểm ích lợi của xe đạp
- Giáo dục trẻ giữ gìn PTGT trong gia đình.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Ô tô và chim sẻ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Ô tô và chim sẻ” 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi (2 – 3 lần).
- Trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ.
2.3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do: Trẻ chơi tự do trên sân.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, điểm danh trẻ, cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ-> Vào lớp
* Cô tập trung trẻ, cô giới thiệu giờ thực hiện vở chủ đề. Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vở chủ đề: PTGT.
+ Cho trẻ về bàn thực hiện tô vở chủ đề.
+ Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ và động viên trẻ. Cô nhận xét.
- Trẻ chơi, hoạt động theo ý thích.
-Cho trẻ nêu gương bạn ngoan trong ngày, cô thưởng cờ cho trẻ.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe: ......................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc: .
3. Kiến thức kỹ năng: .

Thứ ba 27/02/2024
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
CÁCH TÔ CHỨC THỰC HIỆN
* HĐ học: Lĩnh vực PTNN
- Làm quen văn học:
Thơ:
Cô dạy con
ST: Bùi Thị Tình
*Chuyển tiếp
*Chơi, hoạt động
góc. 
* Chơi ngoài trời:
- Quan sát xe máy
- TCVĐ: Thi ai nhanh
- Chơi tự do.
* Hoạt động chiều
- Trẻ thực hành rửa tay.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối
ngày.
- Vệ sinh - trả trẻ
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Biết cách đọc thơ diễn cảm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc và kỹ năng trả lời câu hỏi to, rõ ràng, 
- Phát triển kỹ năng ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Tạo điều kiện cho trẻ
được tiếp xúc với thiên
nhiên.
- Trẻ chú ý quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi...của xe máy.
- Biết tên trò chơi, cách
chơi và luật chơi.
- Trẻ biết rửa tay đúng cách theo hướng dẫn.
- Hứng thú vào hoạt động.
- Trẻ chơi vui vẻ, ngoan
ngoãn.
- Biết nêu gương bạn
ngoan 
1.Đồ dùng của cô:
- GA ĐT
- Máy tính
-Tranh minh họa thơ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ
- Ghế ngồi.
- Xe máy
- 5 cái ghế.
- Vòng, bóng
- Xà phòng
- Nước sạch
- Đồ chơi
- Cờ
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” và đàm thoại chủ đề.
2. Nội dung:
*. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, đọc mẫu:
- Cô giới thiệu bài thơ: “Cô dạy con”, sáng tác Bùi Thị Tình.
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm, hỏi trẻ tên bài thơ.
- Cô đọc lần 2: Tranh minh hoạ.
* Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về các phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng, bé luôn ghi nhớ lời cô giáo dạy về luật giao thông đấy.
 *. Hoạt động2: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.
- Đọc thơ to, nhỏ, nối tiếp
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
*. Hoạt động 3: Đàm thoại:
* Câu hỏi đàm thoại xen kẽ các lần đọc:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ có nhắc đến các phương tiện gì nhỉ?
+ Các PTGT đó chạy ở đâu?
+ Cô giáo đã dạy bạn nhỏ những gì?
+ Đến ngã tư đường phố con phải chú ý điều gì?
+ Khi tham gia giao thông chúng mình phải chú ý điều gì?
* Cô giáo dục trẻ: Các con nhớ khi tham gia giao thông phải chú ý chấp hành đúng luật giao thông như khi ngồi trên tàu xe không được chơi đùa chen lấn xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ, khi đi bộ các con nhớ đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải
3. Kết thúc: Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ.
* Chơi: “Chi chi chành chành”
* Thực hiện theo KH tuần.
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhắc nhở trẻ nề nếp khi ra sân.
2. Nội dung: 2.1. Hoạt động 1: Quan sát xe máy.
- Cô cùng trẻ quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi. của xe máy.
- Giáo dục trẻ ngồi trên xe không đùa nghich.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Thi ai nhanh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Thi ai nhanh” 
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi (2 – 3 lần) cô bao quát động viên trẻ.
2.3. Hoạt động 3: Chơi tự do; Cho trẻ chơi tự do: trẻ chơi tự do trên sân.
3. Kết thúc: Cô nhận xét, điểm danh trẻ, cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ
* Cô tập trung trẻ, trò chuyện về hoạt động vệ sinh.
- Cô hướng dẫn, làm mẫu cách rửa tay đúng cách.
+ Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ và động viên trẻ. Cô nhận xét.
- Trẻ chơi, hoạt động theo ý thích.
- Cho trẻ nêu gương bạn ngoan trong ngày, cô thưởng cờ cho trẻ.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe: .......................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc: .
3. Kiến thức kỹ năng: 

Thứ tư 28/02/2024
HOẠT ĐỘNG
MỤC TIÊU
CHUẨN BỊ
CÁCH TÔ CHỨC THỰC HIỆN
* HĐ học: Lĩnh
vực PTNT
- Khám phá khoa học
Tìm hiểu một số PTGT đường bộ.
*Chuyển tiếp
*Chơi, hoạt động
góc. 
* Chơi ngoài trời:
- Quan sát ô tô
 - TCVĐ: Ô tô về bến
- Chơi tự do.
* Hoạt động chiều
- Ôn các bài thơ đã học.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương cuối ngày.
- Vệ sinh – trả trẻ
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt đặc điểm giống nhau và khác nhau (cấu tạo, công dụng....) của các loại phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe đạp, .... 
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, so sánh, các PTGT đường bộ
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi
3.Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia
hoạt động.
- Tạo điều kiện cho trẻ
được tiếp xúc với thiên
nhiên.
- Trẻ chú ý quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi...của ô tô.
- Biết tên trò chơi, cách
chơi và luật chơi.
- Hứng thú tham gia chơi. 
- Trẻ thuộc thơ, biết đọ thơ diễn cảm.
- Hứng thú vào hoạt động.
-Trẻ chơi vui vẻ, ngoan
ngoãn.
1.Đồ dùng của cô:
- GA ĐT.
- Máy tính.
- Que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ:
- Một số PTGT
- Tranh thảo luận nhóm.
- Ô tô
- 3 bến.
- Vòng, bóng.
- Tranh minh họa thơ
- Đồ chơi
- Cờ
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ cùng hát bài hát “Em tập lái ô tô” và đàm thoại chủ đề.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu, khám phá.
- Cô cho trẻ về ba nhóm thảo luận Tranh: xe đạp, xe máy, ô tô. Sau 2 phút quan sát cho trẻ nói lên nhận xét của mình.
- Cô đọc câu đố về xe đạp cho trẻ đoán. Mời trẻ có tranh xe đạp lên giới thiệu. Cô trò chuyện với trẻ:
- Xe đạp có những bộ phận nào?
- Dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
- Tại sao xe đạp lại chạy chậm?
- Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Tương tự cô cho trẻ tìm hiểu về xe máy và ô tô.
- Cho trẻ so sánh xe đạp – xe máy, xe máy – ô tô.
- Cho trẻ kể tên các PTGT đường bộ khá mà trẻ biết.
* Giáo dục: Tham gia giao thông an toàn.
2.2. Hoạt động 2: Luyện tập
- Chơi: Thi ai nhanh 
- Chơi: Bé khéo tay
3. Kết thúc: Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.
* Trẻ chơi “Nu na nu nống”
* Thực hiện theo KH tuần.
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhắc nhở trẻ nề nếp khi ra sân.
2. Nội dung: 2.1. Hoạt động 1: Quan sát ô tô
- Cô cùng trẻ quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi của ô tô.
- Giáo dục trẻ không thò đầu cửa sổ khi ngồi trên xe ô tô.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Ô tô về bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Ô tô về bến”. Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi (2 – 3 lần). Trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ.
2.3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do: chơi với vòng, bóng trên sân.
3. Kết thúc: Cô nhận xét, điểm danh trẻ, cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ-> Vào lớp
* Cô tập trung trẻ, trò chuyện chủ đề.
- Cô giới thiệu tên bài thơ, cho trẻ đọ thơ dưới nhiều hình thức.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
- Trẻ chơi, hoạt động theo ý thích.
- Cho trẻ nêu gương bạn ngoan trong ngày. Cô thưởng cờ cho trẻ.
* ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe: .......................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc: .
3. Kiến thức kỹ năng: 

Thứ năm 29/02/2024
HOẠT ĐỘNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TÔ CHỨC THỰC HIỆN
* HĐ học:
Lĩnh vực PTTM
- Giáo dục âm nhạc
- NDTT: Hát, vỗ tay theo TTKH “Em đi qua ngã tư đường phố.
- Nghe hát: Đường em đi 
*Chuyển tiếp
*Chơi, hoạt động
góc. 
* Chơi ngoài trời:
 - Quan sát đồ chơi ngoài trời.
- TCVĐ: Máy bay
- Chơi tự do.
* Hoạt động chiều
- Lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc.
- Chơi theo ý thích.
- Nêu gương.
- Vệ sinh - trả trẻ.

1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát. Biết vỗ tay theo TTKH theo lời bài hát.
- Thể hiện được cảm xúc khi nghe hát.
- Rèn khả năng chú ý, phản ứng nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin khi hát.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia
hoạt động.
- Tạo điều kiện cho trẻ
được tiếp xúc với thiên
nhiên.
- Trẻ chú ý quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi đồ chơi ngoài trời.
- Biết tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
- Trẻ biết lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc.
- Hứng thú vào hoạt động.
- Trẻ chơi vui vẻ, ngoan ngoãn.
- Biết nêu gương bạn ngoan. 
1.Đồ dùng của cô:
- GA ĐT
- Máy tính
- Đàn óc gan.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ âm nhạc
- Đồ chơi ngoià trời.
- Sân chơi sạch sẽ.
- Khăn lau 
 - Đồ chơi
- Cờ

1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ, cô đọc câu đố về các PTGT cho trẻ đoán và đàm thoại chủ đề.
2. Nội dung:
2.1. Hoạt động 1: Dạy hát, vỗ tay theo TTKH “Em đi qua ngã tư đường phố.
- Cô mở một đoạn nhạc trong bài hát, cho trẻ đoán tên bài hát.
- Cô giới thiệu tên bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, sáng tác Hoàng Yến.
- Cô hát mẫu lần 1, hỏi trẻ tên bài hát, giảng nội dung bài hát “Bài hát nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi giao thông thực hành đi qua ngã tư đường phố và đi theo màu của đèn tín hiệu giao thông.
- Cô hát, vỗ tay theo TTKH cho trẻ nghe.
- Cô cho trẻ hát, vỗ tay theo TTKH dưới nhiều hình thức: cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát (cô sửa sai cho trẻ nếu có)
- Giáo dục trẻ tham gia giao thông an toàn.
- Cô cùng trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc hòa nhịp bài hát.
 2.2. Hoạt động 2: Nghe hát “Đường em đi”
- Cô giới thiệu bài hát “Đường em đi”, Sáng tác Ngô Quốc Tính
- Cô hát lần 1, giảng nội dung bài hát: Bài hát nói nhắc nhở các bạn khi đi trên đường phải luôn đi về bên phải đường, không đi ở bên trái vì vi phạm luật giao thông mà còn có thể bị tai nạn giao thông đấy. 
- Lần 2: Cô hát khuyến khích trẻ hưởng ứng theo nhạc cùng cô.
- Giáo dục: trẻ ở gần đường không chơi, nô đùa ở gần đường giao thông..
3. Kết thúc: Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.
* Trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ”
* Thực hiện theo KH tuần.
1. Ổn định tổ chức: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhắc nhở trẻ nề nếp khi ra sân.
2. Nội dung: 2.1. Hoạt động 1: Quan sát đồ chơi ngoài trời.
- Cô cùng trẻ quan sát, nhận biết đặc điểm, ích lợi của đồ chơi ngoài trời.
- Giáo dục giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Máy bay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi và luật chơi “M

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_chu_de_1_phuong_tien_giao_thong_du.docx